Saturday, January 9, 2010

Đài Loan chuyển hướng sản xuất máy công cụ công nghệ cao

Trước sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc, các hãng chế tạo máy hàng đầu của Đài Loan cố gắng phát triển nhiều hơn các loại máy công cụ có độ phức tạp cao về công nghệ. Một số nhà sản xuất của Đài Loan hoạt động trong lĩnh vực này khẳng định rằng họ đã nhận được những đơn đặt hàng đến từ nước ngoài dành cho các loại máy công cụ hiện đại thế hệ mới nhất.

Trung tâm tiện dụng

Giá mỗi một chiếc máy gia công thế hệ mới của các hãng Tong-Tai Machine&Tool, Far East Machinery, Kao Fong Machinery, Kao Ming Machinery Industrial vào khoảng 363.360 USD đến 515.150 USD. Đặc biệt, vào đầu tháng 6/2007 vừa rồi, tập đoàn Awea Mechantronic đã nhận được đơn đặt hàng của nhà sản xuất các thiết bị không gian Hàn Quốc một trung tâm gia công cưc lớn với bàn làm việc 18 mét. Trung tâm này có giá 2 triệu USD, mức giá kỉ lục dành cho một nhà chế tạo máy công cụ Đài Loan. Hàn Quốc đang phát triển rất mạnh ngành công nghiệp hàng không-vũ trụ khi họ đã chen chân được vào danh sách 10 quốc gia hàng đầu thế giới trong các ngành công nghiệp như đóng tàu, ô-tô, sắt và thép. Đây là thị trường triển vọng của ngành máy công cụ Đài Loan. Hãng Awea dự tính sẽ phải mất cả năm để hoàn thành việc lắp ráp trung tâm gia công cực lớn với bàn làm việc 18 mét được trang bị hai đầu máy năm trục. Awea cũng vừa mới bán một thiết bị tương tự với bàn làm việc 15 mét cho một hãng nội địa ở mức giá 909.090 đô-la Mỹ.

Hiện nay, các máy công cụ loại lớn do các công ty hàng đầu của Nhật Bản như Mazak Corp., Okuma Corp. và Mori Seiki Co chế tạo có giá từ 909.090 đến 1,51 triệu USD một máy. Một số mẫu máy do khách hàng đặt với thiết kế đặc biệt có giá ở mức từ 2,42 triệu đến 3,03 triệu USD một máy. Máy công cụ có tính năng đặc biệt ngày càng mang lại giá trị cao

Công ty Tong-tai vừa mới bán cho một nhà sản xuất ô-tô ở Trung Quốc (đại lục) một máy công cụ có bàn đo chỉ số với tính năng đặc biệt với giá 454.540 USD. Trong tương lai gần, những chiếc máy chế tạo công cụ được thiết kế đặc biệt do hãng này sản xuất sẽ được ra mắt vì hiện có ngày càng nhiều các khách hàng Nhật Bản cần máy công cụ loại cao cấp. Nhờ có lượng đơn đặt hàng dồi dào từ khách hàng trong nước cũng như lượng hàng chờ chuyên chở ra nước ngoài trong quý III/2007 mà Tong-tai, một trong những hãng chế tạo máy công cụ và máy khoan bảng mạch in hàng đầu của Đài-loan, sẽ có mức tăng trưởng ngày càng lớn trong năm 2007. Hãng này đã nhận được đơn đặt hàng dành cho 200 bộ máy khoan có bảng mạch in và lượng hàng này sẽ được giao vào quý III năm nay. Dự đoán lợi nhuận từ khoản đầu tư vào máy công cụ công nghệ cao sẽ là 1,81 triệu đô-la Mỹ cho cả năm 2007. Năm 2006, do số đơn hàng dành cho máy khoan có bảng mạch in giảm, Tong-tai chỉ đạt 72,72 triệu USD doanh thu bán hàng trong nửa cuối năm 2006 và điều này đã dẫn tới việc bán hàng ở sáu tháng đầu 2007 cũng bị chậm. Tuy nhiên, từ đầu năm 2007, mỗi tháng hãng này cũng đã nhận được các đơn đặt hàng có giá trị vượt mức 12,12 triệu đô-la.

Tong-tai đã giao 93 máy loại này trong năm tháng đầu 2007 và hơn hai trăm máy vào quý III/2007. Tong-tai đặt mục tiêu năm 2007 thu hút được từ 450 đến 500 đơn đặt hàng cho loại máy khoan có bảng mạch in. Tập trung vào việc phát triển và sản xuất máy công cụ điều khiển CNC và máy khoan có bảng mạch in nên Tong-tai vừa mới hợp tác cùng tập đoàn NSK của Nhật Bản thành lập nhà máy chế tạo thiết bị màn hình tinh thể lỏng. Nhà máy mới này sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho hãng trong tương lai gần.


Trong khi đó, Nhà máy Công nghệ Tự động của Tập đoàn chế tạo máy Far Eastern, nói rằng vào năm 2005 họ đã bán được 10 máy khoan/phay ngang loại lớn cho Mỹ và Canada trị giá 515.150 USD. Loại máy này phù hợp với việc sản xuất các bộ phận thiết bị không gian loại lớn, cơ cấu chuyền dẫn và ổ bi dùng cho thiết bị quay, hộp số dùng cho tàu biển. Sự cạnh tranh trong việc bán các trung tâm gia công cỡ nhỏ là rất khốc liệt và các nhà sản xuất mặt hàng này đang ngày càng thu được ít lãi. Để tránh cuộc cạnh tranh đầy khó khăn này, các nhà sản xuất lớn của Đài Loan đã chuyển sang phát triển các mặt hàng cao cấp và sản phẩm có giá trị gia tăng cao.




Sau khi tái cơ cấu và tổ chức lại bộ máy quản lí của hãng, Công ty Kao Fong đang triệt để tiến hành công việc tương tự với các dây chuyền sản xuất chính của mình bằng cách tập trung vào các mẫu máy hiện đại nhất. Hãng này dự đoán rằng các mẫu máy công cụ mới sẽ được sản xuất hàng loạt sớm nhất là vào tháng mười một năm 2007. Hãng đã tái tổ chức thành công mạng lưới phân phối ở Trung Quốc đại lục để tranh giành các đơn đặt hàng. Giá trị của số máy móc họ giao cho khách hàng mỗi tháng có thể sẽ vượt mức 2,72 triệu USD. Nhằm nâng cao tính cạnh tranh, Kao Fong còn bỏ ra 2,42 triệu USD để mua hai trung tâm gia công tối tân và máy mài trục của Nhật Bản. Chính phủ Trung Quốc đại lục vừa dỡ bỏ rào cản nhập khẩu các loại máy cơ khí chính xác, nên Kao Fong đang tập trung nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân làm việc tại các chi nhánh của họ ở đại lục. Đồng thời, hãng này cũng sẽ đa dạng hoá danh sách các khách hàng nước ngoài, và họ nhắm đến các thị trường quan trọng như Đông Nam Á, Nga, Braxin và Ấn Độ.

Trong số các sản phẩm thu hút được sự quan tâm phải kể đến các Trung tâm gia công ngang động cơ tuyến tính của Tong-Tai; Victor Taichung, Trung tâm gia công đứng 2 trụ (vertical column-moving) động cơ tuyến tính của Leadwell; Trung tâm gia công kiểu dầm ngang (brigde type) động cơ tuyến tính của Dah Lih và Trung tâm gia công tốc độ cao chính xác động cơ tuyến tính của Yeong Chin.

Tại triển lãm EMO 2001, máy công cụ sử dụng động cơ tuyến tính đã được đánh giá là một xu hướng phát triển chính của nền công nghiệp chế tạo máy thế giới. Theo dự đoán đến năm 2010, thế hệ máy công cụ động cơ tuyến tính độ chính xác cao sẽ chiếm tới 40% giá trị sản lượng máy công cụ thế giới. Hầu hết các máy công cụ Đài Loan hiện nay sử dụng hệ thống vít me với tốc độ bước tiến chỉ khoảng 60 m/phút; nhưng với hệ thống động cơ tuyến tính đã giúp nâng cao tốc độ tới 120 m/phút. Các sản phẩm mới sử dụng động cơ tuyến tính có chi phí cao hơn so với các sản phẩm truyền thống nhưng đem lại nhiều thuận tiện cho quá trình lắp ráp và bảo dưỡng.

Năm 2004, Đài loan là nước sản xuất máy công cụ lớn thứ 4 thế giới, tuy nhiên quốc gia này vẫn tụt hậu một khoảng lớn so với Nhật và Đức trong việc phát triển các công nghệ sản xuất tiên tiến. Công nghệ động cơ tuyến tính mới đã mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất máy nội địa Đài Loan khả năng bắt kịp với các nền công nghiệp phát triển tiến tiến.

Việc ứng dụng các công nghệ cao để sản xuất sản phẩm máy công cụ động cơ tuyến tính sẽ giúp ngành công nghiệp máy Đài Loan có cơ hội đại được giá trị sản xuất tăng thêm khoảng 203 triệu USD. Con số này chủ yếu là máy cắt gọt kim loại, máy vạn năng và máy mài. Các ngành công nghiệp ô tô, khuôn mẫu và 3C (điện tử tiêu dùng, viễn thông và tin học) sẽ là những ngành chính có nhu cầu máy công cụ tốc độ cao.

Hơn nữa, trong bối cảnh ngày càng có nhiều sức ép cạnh tranh từ Hàn Quốc cũng như từ chính Trung Quốc đối với các sản phẩm máy công cụ công nghệ thấp, các nhà sản xuất Đài Loan cần phải có những bước đột phá về phát triển các thế hệ máy phức tạp, độ chính xác cao. Dòng sản phẩm đặc thù công nghệ cao sẽ mang lại cho các nhà sản xuất Đài Loan ưu thế cạnh tranh với các đối thủ tại các thị trường khác.

Theo thống kê của Hiệp hội công nghiệp máy Đài Loan (TAMI), giá trị sản xuất máy công cụ của Đài Loan tăng trưởng trung bình 20%/năm, Đài Loan hoàn toàn có cơ hội trở thành quốc gia sản xuất máy công cụ đứng thư 3 thế giới.
Theo vimi.com.vn

1 comment:

  1. Sản phẩm Đài Loan đáp ứng về công nghệ và giá cả của người Việt. Chúc sản phẩm kinh doanh thành công tại VN.
    Thank tác giả.
    Mr.Nam
    CHUYÊN BỘ CẢNH BÁO SỰ CỐ ĐƯỜNG DÂY TRUNG THẾ FCI

    ReplyDelete

Gửi đánh giá và bình luận của bạn về vấn đề được đề cập trong bài viết vào khung dưới. Bạn chưa có tài khoản các mạng được liệt kê ở "Comment as:" hãy chọn hồ sơ: "Anonymous" để gửi nhận xét.